Những điều có thể bạn chưa biết về nhựa sinh học

 Sự ra đời của nhựa sinh học như 1 điều tất yếu theo sự phát triển của xã hội. Nó được kỳ vọng là sẽ là giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường trên trái đất. 

Nhựa sinh học là gì?

Nhựa sinh học (Bioplastic) là nhựa được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như: chất béo thực vật, tinh bột ngô, khoai, sắn, dăm gỗ...
Hiện nay, hầu như mọi người đều cho rằng Tất cả các sản phẩm được làm từ nhựa sinh học thì đều có thể phân hủy sinh học vậy nên nó tốt cho môi trường. Nhưng thực tế thì không phải vậy!

- Nhựa sinh học không phân hủy sinh học
Là loại nhựa sinh học được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tái tạo (bột ngô, khoai, sắn...) như PE, PP, PET, PA...
Nhưng trong quá trình sản xuất thì tinh bột sẽ lên men thành ethanol. Sau đó tổng hợp thành ethylene/propylene và tiếp tục trùng hợp thành sản phẩm nhựa có đặc tính giống hệt nhựa PE, PP truyền thống.
Đây chính là lý do mặc dù sản phẩm này được làm từ nguyên liệu tái tạo nhưng chúng lại không thể phân hủy sinh học. 

- Nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học
Là loại nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học thành CO2, H20, mùn... dưới tác động của vi sinh vật. Sự chuyển hóa này xảy ra là do trong quá trình sản xuất tinh bột sau khi lên men thành acid lactic, sẽ trải qua quá trình polyme hóa lactide thành các phân tử chuỗi axit polylactide. Và chính acid polylactic sẽ được chuyển hóa thành H20 và CO2.

Tóm lại, khả năng phân hủy sinh học của vật liệu sẽ phụ thuộc vào tính chất hóa học của polymer cấu tạo nên chúng chứ không phải do nguồn gốc của nguyên liệu. 

Trên thị trường loại nhựa sinh học phân hủy sinh học phổ biến nhất có thể kể đến:
- Nhựa PA: được tạo thành từ quá trình lên men tinh bột ngô bởi vi khuẩn. Do có đặc tính cứng, độ đàn hồi và độ bền cao nên hiện PLA được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất đồ dùng nhà bếp và các sản phẩm y tế.
  - Nhựa PHA: Cũng là 1 loại nhựa được sản xuất tự nhiên nhờ vi khuẩn và các mô thực vật biến đổi gen. PHA được sử dụng nhiều trong đóng gói thực phẩm và y tế.
Share the article: 

Tags:
hotline Zalo NTA Facebook NTA Youtube NTA